Đặc điểm và kỹ thuật cây tầm xuân

Đặc điểm cây tầm xuân

Cây tầm xuân có nhiều gai thân cành màu nâu xám có nhiều lông cứng và gai ngược, lá kép lông chim gồm 5-9 loài nhỏ dài 2-5cm hình bầu dục, hoa đơn tính mọc chùm thường là màu tím, mùi thơm, đường kính hoa 6-8cm, hoa nở vào tháng 4-5. Quả cây tầm xuân hình cầu dẹt màu đỏ gạch, cây cao có thể 1-2m. Tầm xuân có rất nhiều loài, hoa có nhiều màu: tím, đỏ, trắng.

Kỹ thuật trồng loại cây không khó, bởi cây tầm xuân thuộc cây ưa sáng, chịu lạnh, ưa thông thoáng, mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là 15-250C. Tính thích ứng của tầm xuân rất mạnh, yêu cầu đất không nghiêm khắc, có thể mọc trong đất trung tính hoặc hơi chua, cây sinh trưởng tốt hơn, hoa nở nhiều hơn. Tuy nhiên trước lúc trồng cần bón lót phân hữu cơ vào hố, về sau mỗi năm bón 4 đợt phân. Cây tầm xuân trồng chậu cứ 10 ngày tưới 1 lần phân hoai.

 

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý cây tầm xuân không chịu úng, do đó mùa khô chỉ tưới một ít nước. Cây trồng chậu 2-3 ngày tưới một lần. Khi tầm xuân nở hoa phải kịp thời hái hoa, nếu không hái mỗi năm chỉ nở một lần, số lần hái càng nhiều hoa nở sẽ nhiều hơn. Do đó người trông nên thường xuyên tỉa cành có thể làm cho cây sinh trưởng nhanh, hoa mọc nhiều. Tỉa cành nên tiến hành vào trước mùa hoa, hoặc thời kỳ ngủ nghỉ.

Kỹ thuật trồng cây tầm xuân

·         Kỹ thuật chọn đất: Chọn đất thịt nhẹ pha cát đất giàu mùn, dễ thoát nước, cao ráo, có cấu tượng tốt. Bạn cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, bón lót nhiều phân hữu cơ, phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh trước khi lên luống. Nếu đất chua, độ pH < 4,5 phải bón thêm vôi.

·         Thời vụ trồng cây tầm xuân: Trồng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Cách trồng: Chọn những cành khoẻ mạnh, tròn đều, mầm ngủ nổi rõ, cắt bỏ đoạn ngọn non và đoạn gốc già vì mầm sẽ mọc yếu. Mỗi cành chặt làm nhiều hom dài khoảng 25cm bằng dao sắc để tránh xơ xước dễ làm hom mất nước và dễ nhiễm khuẩn khi trồng. Cắm hom nghiêng 450, sâu 5cm theo hàng ngang cách nhau 50cm, cây cách cây 30cm trên mặt luống. Nén chặt gốc, ủ cỏ khô, rơm rạ và tưới đủ ẩm.

·         Kỹ thuật chăm sóc: Thường xuyên làm sạch cỏ, xới xáo nhẹ bằng bay nhỏ. Hoa tầm xuân không cần bón nhiều phân, nếu bón lót đầy đủ (khoảng 100 kg/sào phân hữu cơ vi sinh) thì sau 3 tháng bón thúc cũng bằng phân hữu cơ vi sinh bằng cách rạch hàng giữa các hàng rắc phân và tưới nước. Tỉa bỏ bớt những mầm, chồi nhỏ, mỗi khóm chỉ nên giữ lại 7-8 cành dài, khoẻ nhằm nâng cao chất lượng cành hoa. Hàng tháng nên làm sạch cỏ, xới xáo và tưới thêm nước phân chuồng pha loãng cùng với kali vào tháng 9, tháng 10 giúp cho cây phân hoá mầm hoa được tốt, mầm hoa to, khoẻ. Chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, rệp muội khi cây còn non và tránh bệnh thối gốc cho cây bằng cách không để ruộng bị úng ngập.

 

 

Nụ Tầm Xuân Sweetyflower
Hotline: 0979.472.724 - 0903.553.275​ (Ms Thùy)
Email: info@sweetyflower.com
Website: www.sweetyflower.com - www.nutamxuan.com

Các bài đăng khác
NGỒI CẢ BUỔI, NGẮM MÙA XUÂN!
   Tôi ngồi cả buổi,...
NHỮNG CÂU ĐỐI HAY NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN
Sweetyflower với kinh nghiệm 7 năm cung cấp và phân phối Nụ Tầm Xuân. Chúng...
Ý NGHĨA CỦA 5 LOẠI HOA CHƯNG TRONG NGÀY TẾT
Hoa Tết là một vật không thể...
NỤ TẦM XUÂN
"Trèo lên cây...